Để tránh tình trạng nợ học phí đến mức buộc thôi học
Tối 10.2, một đoạn clip gây xôn xao dư luận khi ghi lại vụ va chạm giữa nam shipper và người lái ô tô Lexus. Trong cảnh quay, người lái ô tô đã tấn công nam shipper, đấm liên tiếp vào mặt và đầu anh. Sự việc này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Câu chuyện về vụ va chạm này khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và lo ngại về an toàn giao thông.Thông tin từ Báo Thanh Niên, ngày 11.2 Trung tâm pháp y Hà Nội xác định nạn nhân L.X.H (31 tuổi), quê Thanh Hóa, bị chấn động não, tỉ lệ thương tích 3%. Công an Q.Tây Hồ (Hà Nội) đã khởi tố vụ án và tạm giữ Tống Anh Tuấn (42 tuổi, Hà Nội) để điều tra hành vi cố ý gây thương tích.Trước đó, nhiều vụ việc tương tự đã xảy ra sau va chạm giao thông, khi một số người "giận quá mất khôn", dẫn đến những hành vi thiếu kiểm soát. Mặc dù các đối tượng đã bị cơ quan chức năng xử lý, nhưng những vụ hành hung này để lại tổn thương cho nạn nhân và nỗi sợ hãi cho người chứng kiến. Nguyễn Quang Thiện (28 tuổi), ngụ ở 131 Nguyễn Đức Thuận, P.13, Q.Tân Bình (TP.HCM), cho rằng hành vi bạo lực không chỉ gây mất an ninh trật tự, mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự an toàn của cộng đồng. Thiện kể rằng bản thân từng trải qua một vụ va quẹt giao thông. Khi đó, bạn đang lưu thông trên đường thì xe của người khác đụng vào, khiến gương bị bể, xe có vài vết trầy. Thay vì phản ứng nóng nảy, Thiện lịch sự xin lỗi người kia trước. "Mình nói rằng không sao, đó là sự cố không ai mong muốn", Thiện nhớ lại. Người kia ban đầu có vẻ bối rối, nhưng sau đó cảm ơn Thiện rối rít."Chiếc gương có giá không bao nhiêu nên mình xử lý sự cố một cách êm đẹp. Bản thân không sao là được rồi. Mình tin rằng nếu mọi người đều có thể giữ được sự bình tĩnh như vậy trong những tình huống căng thẳng thì xã hội sẽ trở nên an toàn hơn", Thiện nói.Thế nhưng, Huỳnh Thảo My (25 tuổi), làm việc tại Khu chế xuất Tân Thuận (TP.HCM), lại không gặp may mắn như vậy. My kể rằng có lần, khi khi đang di chuyển trên đường, cô bất ngờ bị một người đàn ông lái xe ô tô phía sau thúc giục và bấm còi liên tục. Người này tỏ ra bực tức, lao lên vượt qua My và bắt đầu hăm dọa, quát tháo khi thấy cô chưa kịp phản ứng. My chỉ biết im lặng, giữ bình tĩnh và tiếp tục lái xe."Khi đó, mình rất hoang mang và sợ hãi, nhưng mình quyết định không phản ứng lại, tránh làm người kia căng thẳng thêm, dễ dẫn tới cự cãi, va chạm. Mình nghĩ rằng hành vi hăm dọa và bực tức trên đường không chỉ làm mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của những người tham gia. Hy vọng mọi người nên thấu hiểu và kiên nhẫn hơn khi lái xe trên đường", cô nói.Theo luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM, khi gặp va chạm giao thông, điều quan trọng là giữ bình tĩnh, không tranh cãi. Nếu không thể thỏa thuận, hãy nhờ cơ quan chức năng giải quyết. Hành vi hành hung sau va chạm có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, tùy mức độ. Người dân cũng cần lên án những hành vi bạo lực để góp phần giữ gìn an ninh trật tự.Luật sư Bình cho biết hiện nay tình trạng bạo lực sau va chạm giao thông đang ngày càng gia tăng. Một số người thay vì trao đổi, bàn bạc hướng xử lý thì lại ngay lập tức sử dụng vũ lực để giải quyết. Từ đó có thể gây thiệt hại cả về người và của, gây xôn xao dư luận xã hội, mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Vì thế, mọi người cần học cách kiềm chế nóng giận khi tham gia giao thông.Luật sư Bình chỉ ra rằng theo Điều 19 và Điều 20 Hiến pháp 2013, mọi người có quyền sống, tính mạng được pháp luật bảo vệ. Hành vi hành hung người khác sau va chạm giao thông có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự. Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 8.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự, tùy vào mức độ hành vi. Với hành vi gây thương tích, người vi phạm có thể bị xử phạt từ cải tạo không giam giữ đến tù chung thân (Điều 134 Bộ luật Hình sự). Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng, có thể bị phạt tiền hoặc tù từ 5.000.000 đồng đến 7 năm (Điều 318 Bộ luật Hình sự).Xử phúc thẩm vụ VN Pharma: 7,5 tỉ đồng 'không rõ chi cho ai'
Sáng 25.2, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ký văn bản số 1797/ UBND-GT yêu cầu Sở GTVT và các ban ngành liên quan rà soát xử lý các tồn tại bất cập trong tổ chức giao thông đường bộ.Cụ thể giao Sở GTVT(nay là Sở Xây dụng) chủ trì, phối hợp Công an tinh, Ban An toàn giao thông tỉnh, Văn phòng Quản lý đường bộ IV.1 và UBND H.Đơn Dương khẩn trương kiểm tra, đánh giá việc lắp đặt biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên QL27, đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương như thông tin phản ánh của báo chí, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 27.2.2025.Đồng thời, phối hợp với các sở, ban ngành nêu trên và UBND các huyện, TP khẩn trương thực hiện rà soát, giải quyết những bất cập trong hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, cấp phép, bố trí các điểm dừng, đỗ, trông giữ xe.. gây xung đột giao thông trên địa bàn toàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 10.3.2025.Như Thanh Niên đã thông tin, đoạn QL27 đi qua xã Lạc Lâm (Đơn Dương), dài khoảng 1km từ UBND xã Lạc Lâm đến nhà thờ giáo xứ Lạc Lâm nhưng có tới 23 biển cấm đậu xe ngày chẵn. Sau khi báo chí phản ánh, chiều 23.2, ông Nguyễn Đình Tịnh, Phó chủ tịch UBND H.Đơn Dương cho biết đã mời các ban ngành liên quan họp, đi đến thống nhất không thể tháo bảng cấm đậu xe ngày chẵn dọc QL27. Ông Tịnh giải thích với PV, việc lắp đặt các biển báo trên tuyến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ GTVT tải ban hành.Thế nhưng, bất ngờ sáng 24.2, đội ngũ công nhân đến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, (Đơn Dương), lần lượt tháo gỡ "rừng" biển cấm đậu xe ngày chẵn, khiến người dân sống 2 bên đường bất ngờ.Được biết, trước đó bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có gọi điện trao đổi với ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng và xin ý kiến tư vấn xung quanh dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn gây phản cảm ở xã Lạc Lâm đang được dư luận quan tâm.Ông Gia cho biết việc cắm dãy biển báo cấm đậu xe ở xã Lạc Lâm không sai, nhưng nhìn khá kỳ quặc, lóa mắt, phản cảm. Chỉ nên đặt biển cấm trước ngã ba rẽ vào những hẻm lớn, những hẻm nhỏ không nhất thiết phải cắm bảng hoặc vài trăm mét cắm 1 biển để nhắc người tham gia giao thông.
Ngôi nhà phản ánh lịch sử và sở thích của gia đình ở London
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
Tổng thống bị luận tội Yoon Suk Yeol ngày 20.2 xuất hiện tại phiên thẩm vấn sơ bộ đầu tiên trong vụ án hình sự cáo buộc ông cầm đầu nổi loạn, khiến ông trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc phải ra tòa hình sự. Ông Yoon (65 tuổi) còn đang bị luận tội trong phiên xét xử đang vào giai đoạn cuối. Tháng trước, ông bị truy tố về tội nổi loạn sau khi ban hành thiết quân luật ngắn ngủi hôm 3.12.2024. Phiên thẩm vấn diễn ra tại Tòa án Quận Trung tâm Seoul diễn ra lúc 10 giờ ngày 20.1 nhằm làm rõ những vấn đề tranh cãi chính của vụ án và lập kế hoạch cho các phiên tòa tiếp theo.Phiên thẩm vấn sơ bộ không yêu cầu bị cáo phải có mặt, nhưng ông Yoon vẫn tham dự phiên tòa và bước vào phòng xét xử trong bộ vest đen và cà vạt đỏ.Tại tòa, luật sư Kim Hong-il của ông Yoon lên án "cuộc điều tra phi pháp" và cho rằng cơ quan điều tra không có thẩm quyền. Ông nhấn mạnh rằng thiết quân luật do ông Yoon ban hành không nhằm gây tê liệt đất nước. Thay vào đó, thiết quân luật nhằm "cảnh báo công chúng về khủng hoảng quốc gia gây ra bởi sự độc tài lập pháp của đảng đối lập vượt trội, vốn đã làm tê liệt chính quyền"."Ngành tư pháp phải đóng vai trò là lực lượng ổn định", ông nói với 3 vị thẩm phán tại tòa, đồng thời cảnh báo rằng ông đang "chứng kiến một thực tế mà hành vi bất hợp pháp lại làm trầm trọng thêm hành vi bất hợp pháp".Đại diện pháp lý của Tổng thống Yoon cho biết họ sẽ nêu rõ lập trường của mình về các cáo buộc đối với ông vào một ngày khác, lưu ý rằng họ vẫn chưa xem xét tất cả các hồ sơ của vụ án.Tòa án cho biết họ sẽ tổ chức một phiên thẩm vấn sơ bộ khác. Dự kiến các luật sư sẽ bác bỏ mọi cáo buộc chống lại ông Yoon như từng làm trong phiên tòa luận tội ông. Sau đó, tòa án sẽ bắt đầu xem xét yêu cầu hủy bỏ lệnh bắt giữ và trả tự do cho ông Yoon.
'Vợ Doãn Quốc Đam' của 'Phố trong làng' bật khóc trước mặt MC Quyền Linh
Sáng 7.1, nhiều người dùng tại Việt Nam cho biết ứng dụng Messenger (do Meta phát hành) bị trục trặc khiến họ gián đoạn liên lạc. Một số cho biết tình trạng này bắt đầu từ ngày hôm trước và chỉ xảy ra với phiên bản web. Nếu sử dụng ứng dụng trên máy tính hoặc thiết bị di động sẽ không gặp vấn đề bất thường.Anh Trần Tú (Hà Nội) cho biết sáng 7,1, khi truy cập vào Facebook và xem phần tin nhắn Messenger trên máy tính thì gần như toàn bộ nội dung chat hiển thị từ nhiều ngày trước đó, chỉ duy nhất cuộc trò chuyện "không hiểu sao vẫn được cập nhật như bình thường", anh Tú nói. Messenger bản web của anh bị thiếu rất nhiều cuộc trò chuyện trong sáng cùng ngày, tuy nhiên ở ứng dụng trên điện thoại, phần mềm nhắn tin này vẫn hiển thị đầy đủ các cuộc trao đổi cũ lẫn mới, sắp xếp theo đúng trình tự và nhận thông báo tin mới.Trần Vân (Hà Nội) cũng cho biết chị không thể tải được các tin nhắn mới của khách hàng trên trình duyệt của máy tính. Thậm chí khi bấm thử vào một số tin trao đổi trước đó, màn hình chỉ hiển thị một ô trống trơn không có nội dung, thể hiện như đang tải dữ liệu về nhưng mãi không có biến chuyển. "Tôi đã đăng bài thông báo trên trang cá nhân về tình trạng này để bạn bè cũng như khách hàng biết, tránh bị trách oan và để mọi người chủ động phương thức liên lạc khác với mình khi cần", Vân cho biết thêm.Trên trang DownDetector, người dùng Việt Nam lẫn quốc tế đều đang phản ánh sự cố liên quan đến Messenger. Theo dữ liệu ghi lại từ hệ thống, vấn đề có vẻ bắt đầu từ rạng sáng 7.1 (theo giờ Việt Nam) và kéo dài tới hiện tại vẫn chưa được khắc phục.Thời gian gần đây, cả Facebook lẫn Messenger thường xuyên gặp lỗi bất ổn định trong quá trình hoạt động. Lỗi đa phần không thể truy cập, hư hại một phần tính năng như hiển thị nội dung, bất thường trong phân phối thông tin trang chủ, không gửi được hình ảnh, tin nhắn... Trong đa phần sự cố, Meta (công ty mẹ của Facebook, Messenger, Instagram...) thường giữ im lặng, không chủ động đưa ra thông tin, cũng không phản hồi các nội dung được phản ánh từ người dùng lẫn truyền thông.